The Kimbell
Art Museum in Fort Worth, Texas, hosts a small but excellent
art collection as well as traveling art exhibitions, educational programs and
an extensive research library. Its initial artwork came from the private
collection of Kay and Velma Kimbell, who also provided funds for a new building
to house it.
Bảo
tàng Nghệ thuật Kimbell ở Fort Worth, Texas, sở hữu một bộ sưu tập nghệ thuật
nhỏ nhưng tuyệt vời cũng như để đến tham quan triển lãm nghệ thuật, tham gia
các chương trình giáo dục và một thư viện nghiên cứu mở rộng. Các tác phẩm nghệ
thuật ban đầu của bảo tàng từ các bộ sưu
tập cá nhân của Kay và Velma Kimbell, đồng thời cũng là những người đã đầu tư
kinh phí để xây dựng một trung tâm mới để lưu giữ chúng.
The Kimbell Art
Museum’s original building, designed by Louis Kahn and opened to the public for
the first time in 1972, has become a mecca of modern architecture. It is
especially noted for the wash of silvery natural light across its vaulted
gallery ceilings.
Nguyên
bản của công trình Bảo tàng Nghệ thuật Kimbell, được thiết kế bởi Louis Kahn và
được mở cửa cho công chúng lần đầu tiên vào năm 1972, đã trở thành một thánh địa
của kiến trúc hiện đại. Nó được đặc biệt chú ý vì khả năng lọc ánh sáng tự
nhiên màu bạc xuyên qua các mái vòm của khu trưng bày.
One of the architect’s fundamental tasks is formulating the structure, or
arrangement of forms, that the building will assume. Each architect has an
individual approach to developing that initial concept. Kahn is often quoted as
first asking, “What does this building want to be?” He believed that the
essence of the structure started with the room, and thinking about how that
space would be used and how it should feel. From that point, the building
evolved as a “family of rooms” with a simple plan based on classical
proportion, repetition, and variation.
The museum is
composed of 16 parallel vaults that are each 100 feet (30.6 m) long, 20 feet (6
m) high and 20 feet (6 m) wide (internal measurements). Intervening low channels separate the vaults. The vaults
are grouped into three wings. The north and south wings each have six vaults,
with the western one open as a portico.
The central space has four vaults, with the western one open as an entry porch
facing a courtyard partially enclosed by the two outside wings.
Các
bảo tàng gồm 16 mái vòm song song mà mỗi mái dài 30,6 m, cao 6 m và rộng 6 m
(trong lòng). Các rãnh thấp ở giữa phân chia các mái. Các mái vòm được nhóm lại
thành ba cánh. Cánh phía bắc và phía nam có sáu vòm, một mái vòm ở phía Tây mở
ra như một mái hiên. Không gian trung tâm có bốn mái vòm, với một mái vòm ở
phía Tây mở như một hiên thập đối diện với một sân trong bao bọc bởi hai cánh
bên ngoài.
With one exception,
the art galleries are located on the upper floor of the museum to allow access
to natural light. Service and curatorial spaces as well as an additional
gallery occupy the ground floor. Each
interior vault has a slot along its apex to allow natural light into the
galleries. Air ducts and other mechanical services are located in the flat channels
between the vaults.
Với
một ngoại lệ, các phòng trưng bày nghệ thuật được đặt trên tầng trên của bảo
tàng để cho phép tiếp cận được ánh sáng tự nhiên. Không gian dịch vụ và giám
tuyển cũng như một phòng trưng bày thêm được bố trí ở tầng trệt. Mỗi mái vòm có
một khe dọc đỉnh của nó để cho phép ánh sáng tự nhiên đi vào phòng trưng bày.
Đường ống dẫn khí và các dịch vụ cơ khí khác được đặt trong rãnh phẳng giữa các
mái vòm.
Kahn used several
techniques to give the galleries an inviting atmosphere. The ends of the
vaults, which are made of concrete block, are faced with travertine inside and out. The museum has three
glass-walled courtyards that bring natural light to the gallery spaces. One of
them penetrates the gallery floor to bring natural light to the conservation
studio on the ground floor.
Bảo
tàng có ba sảnh bao quanh bằng tường vách kính mang lại ánh sáng tự nhiên cho
các không gian trưng bày. Một trong số chúng “ăn” cả vào tầng trưng bày triển
lãm để đưa ánh sáng tự nhiên đến khu vực lưu trữ ở tầng trệt. Kahn sử dụng một
số kỹ thuật để làm cho các phòng trưng bày một bầu không khí lôi cuốn. Các đầu
hồi của mái vòm được làm bằng bê tông ốp đá vôi cả mặt trong và mặt ngoài.
The landscaping has
been described as "Kahn's most elegant built example of landscape
planning" by Philadelphia landscape architect George Patton. Approaching the main entrance
past a lawn edged by pools with running water, the visitor enters a courtyard
through a grove of Yaupon holly trees. The sound of footsteps on the gravel
walkway echoes from the walls on either side of the courtyard and is magnified
under the curved ceiling of the entry porch. After that subtle preparation, the
visitor enters the hushed museum with silvery light spread across its ceiling.
Cảnh
quan của bảo tàng được kiến trúc sư cảnh quan Philadelphia George Patton cho là
"thanh lịch nhất của Kahn, một thiết kế cảnh quan điển hình". Lối vào
chính đi qua một bãi cỏ có đường biên là những hồ nước chảy, khách tham quan phải
đi qua một hang cây nhựa ruồi để vào sân. Những âm thanh từ bước chân trên lối
đi rải sỏi dội vang lại từ các bức tường ở hai bên sân và được phóng đại bởi
mái trần cong của cổng vòm. Sau giai đoạn chuẩn bị tinh tế đó, khách tham quan
đi vào không gian tĩnh lặng của bảo tàng với ánh sáng sang màu bạc lan tỏa trên
các mái trần.
STRUCTURE
KẾT CẤU
“The room is the beginning of architecture.”
- Louis I. Kahn
“Căn
phòng là nơi bắt đầu của kiến trúc” - Louis I. Kahn
Một
trong những nhiệm vụ cơ bản của kiến trúc sư là tạo lập được cấu trúc, hoặc sắp
xếp các hình thức, mà công trình sẽ có. Mỗi kiến trúc sư có một cách tiếp cận
cá nhân để phát triển là ý tưởng ban đầu. Kahn thường được trích dẫn với câu hỏi
đầu tiên, "Công trình này muốn trở thành cái gì?". Ông tin rằng bản
chất của cấu trúc bắt đầu từ những căn phòng, về cách mà không gian đó sẽ được
sử dụng như thế nào và cảm giác nó mang lại. Từ đó, các công trình phát triển
thành "tập hợp của những căn phòng có quan hệ mật thiết" với một mặt
bằng đơn giản dựa trên tỷ lệ cổ điển, sự lặp lại, và biến thể.
In the case of the
Kimbell, director Richard Brown provided an initial list of important
considerations for generating ideas for the structure. In that
“Pre-Architectural Program,” Brown specifically stated that “natural light
should play a vital part in illumination.” This stipulation, along with Kahn’s
own strong interest in the use of natural light, resulted in Kahn’s early
concept of a room with a vaulted ceiling that would allow natural light to
enter the space from above. The vault also appealed to Kahn’s admiration for
ancient structures—from Roman arches and storage warehouses to Egyptian
granaries.
Trong
trường hợp của bảo tàng Kimbell, giám đốc Bảo tàng, Richard Brown đã đưa ra một
danh sách những tiêu chí quan trọng để xây dựng ý tưởng cho công trình. Trong
"Nhiệm vụ thiết kế kiến trúc," Brown nêu cụ thể rằng "ánh sáng tự
nhiên cần đóng vai trò quan trọng trong việc chiếu sáng." Quy định này,
cùng với sự quan tâm sâu sắc của Kahn trong việc sử dụng ánh sáng tự nhiên, dẫn
đến ý tưởng ban đầu của Kahn của là căn phòng với mái vòm sẽ cho phép ánh sáng
tự nhiên từ bên trên chiếu xuống. Mái vòm cũng là cấu trúc mà Kahn yêu thích từ
những công trình vòm La Lã và kho chứa của Ai Cập cổ đại.
Kahn's first design
for the galleries called for angular vaults of folded
concrete plates with light slots at the top. Brown liked the light slots but
rejected this particular design because it had the ceilings 30 feet (9 m) high,
too high for the museum he envisioned.
Thiết
kế đầu tiên của Kahn cho các phòng trưng bày là các mái vòm dạng góc thẳng bằng
các tấm bê tông gấp khúc có khe lấy sang trên đỉnh. Brown thích các khe ánh
sáng, nhưng từ chối bản thiết kế đặc biệt này bởi vì nó có trần cao 9 m, ông
nghĩ là nó quá cao đối với các bảo tàng.
Further research by
Marshall Meyers, Kahn's project architect for the Kimbell museum, revealed that
using acycloid curve for the
gallery vaults would reduce the ceiling height and provide other benefits as
well. By mathematical definition, the cycloid is the curve traced by a point on
the circumference of a circle that rolls on a straight line without slipping.
The relatively flat cycloid curve
would produce elegant galleries that were wide in proportion to their height,
allowing the ceiling to be lowered to 20 feet (6 m). More importantly, that
curve could also be used to produce a beautiful distribution of natural light
from a slot in the top of the gallery across the entire gallery ceiling.
Nghiên
cứu sâu hơn của Marshall Meyers, kiến trúc sư ở dự án của Kahn ở bảo tàng
Kimbell tiết lộ rằng việc sử dụng đường cong acycloid cho mái vòm phòng triển
lãm sẽ làm giảm chiều cao trần nhà cũng như tạo ra các hiệu quả khác. Theo định
nghĩa toán học, đường cycloid là những đường cong bắt nguồn bởi một điểm trên
chu vi của một vòng tròn lăn trên một đường thẳng mà không bị trượt. Các đường
cong tương đối thấp sẽ tạo cho phòng trưng bày sự trang nhã có chiều rộng tương
ứng với chiều cao của chúng, cho phép giảm độ cao mái vòm còn 6 m. Quan trọng
hơn, đường cong này còn có thể được sử dụng để phân phối ánh sáng tự nhiên đi
vào từ một khe lấy sáng ở phía trên lên toàn bộ mái trần phòng triển lãm.
As opposed to semicircular vaults, the cycloid
vault has gently rising sides that give the impression of monumentality without
overpowering the visitor. This geometric form is capable of supporting its own
weight and has been likened to an eggshell for its ability to withstand heavy
pressure. At the Kimbell, the weight for each vault is directed through four
corner columns measuring two square feet. Unlike classical precedents, Kahn’s
vaults are interrupted at the top by skylights and require concrete struts that
connect the shells at ten-foot intervals. Additionally, Kahn and his engineers
placed long steel cables inside along the length of each vault. After the
concrete had hardened for a week, hydraulic jacks were used tighten the cables
to create a system of post-tensioning that distributes and supports the weight
of the roof—similar to a suspension bridge.
Khác
với vòm hình bán nguyệt, vòm hình cycloid vươn lên nhẹ nhàng từ hai bên tạo cho
khách tham quan cảm giác hoành tráng mà không gây ra sự chế ngự. Hình dạng này
của vòm có khả năng tự chịu được trọng lượng bản thân nó và được ví như vỏ trứng
với khả năng chịu được áp lực lớn. Tại bảo tàng Kimbell, trọng lượng cho mỗi
mái vòm được truyền xuống bốn cột góc có diện tích khoảng 0,19m2..
Không giống như các công trình cổ điển, mái vòm của Kahn được tạo khoảng trống ở
trên đỉnh để cho ánh sáng ngoài trời và, do đó, phải có 10 thanh giằng bê tông
nối hai bên vòm. Ngoài ra, Kahn và các kỹ sư của ông đã đặt cáp bên trong dọc
theo chiều dài của mỗi mái vòm. Sau một tuần, khi bê tông đã đông cứng, các
kích thủy lực được sử dụng để kéo các dây cáp, tạo ra kết cấu dự ứng lực tương
tự nhằm phân phối và đỡ trọng lượng của mái, tương tự như ở cầu treo.
Kahn was pleased with
this development because it allowed him to design the museum with galleries
that resembled the ancient Roman vaults he had always admired. The thin, curved
shells needed for the roof were challenging to build, however, so Kahn called
in a leading authority on concrete construction, August Komendant, with
whom he had worked before (and who, like Kahn, was born in Estonia). Kahn generally referred
to the museum's roof form as a vault, but Komendant
explained that it was actually a shell playing
the role of a beam.
More precisely, as professor Steven Fleming points out, the shells that form
the gallery roofs are "post-tensioned curved
concrete beams, spanning an incredible 100 feet" (30.5 m).
Kahn
hài lòng với phương án này bởi vì nó cho phép ông thiết kế bảo tàng với các
phòng trưng bày giống với loại vòm La Mã cổ đại mà ông luôn ngưỡng mộ. Các mái
cong, mỏng là một thử thách cho việc xây dựng, vì vậy Kahn đã liên hệ với kỹ sư
hàng đầu về xây dựng bê tông, August Komendant, người mà ông đã từng làm việc
trước đây (và giống như Kahn, ông sinh ra tại Estonia). Kahn thường gọi hình thức
mái của bảo tàng là mái vòm, nhưng Komendant giải thích rằng nó thực sự đóng
vai trò là một dầm. Chính xác hơn, như giáo sư Steven Fleming chỉ ra, các tấm vỏ
tạo nên mái của phòng triển làm là "dầm cong dự ứng lực bê tông, vượt qua
khẩu độ đáng kinh ngạc 30,5 m”.
Like classical
buildings (such as the Parthenon), the Kimbell’s structure is based on a
consistent mathematical model. The basic plan is composed of sixteen cycloid
vaults (100 x 20 feet) that are arranged in three parallel units of six, four,
and six in the Kimbell. Other elements are based on a ratio of 20 to 10. For
example, on the floor, wood sections measure 20 feet and travertine sections
are 10 feet. The building is based on these “rules” of logic, enabling the
visitor to easily follow and “read” the structure.
Tương
tự các công trình cổ điển (như đền Parthenon), kết cấu của bảo tàng Kimbell được
dựa trên một mô hình toán học thích hợp. Các mặt bằng chính của bảo tàng
Kimbell có mười sáu mái vòm cycloid (30,5 x 6,1 m) được sắp xếp trong ba khối
song song song song với nhau tương ứng gồm sáu, bốn, và sáu mái vòm. Các bộ phận
khác đều dựa trên một tỷ lệ 2:1. Ví dụ, trên sàn, diện tích phần gỗ rộng 6,1 m
và phần đá là 3,05 m. Công trình tuân theo những "quy tắc" của logic,
cho phép khách tham quan dễ dàng theo dõi và "đọc" được cấu trúc của
bảo tàng.
True vaults, such as the Roman
vaults that Kahn admired, will collapse if not supported along the entire
lengths of each side. Not fully understanding the capabilities of modern concrete shells, Kahn
initially planned to include many more support columns than were necessary for
the gallery roofs. Komendant was able to use post-tensioned
concrete that was only five inches thick to create gallery
"vaults" that need support columns only at their four corners.
Những
mái vòm thực sự, như mái vòm kiểu La Mã mà Kahn ngưỡng mộ, sẽ sụp đổ nếu nó
không được chống đỡ dọc theo toàn bộ chiều dài của mỗi bên. Không hiểu đầy đủ
khả năng của vỏ bê tông hiện đại, ban đầu Kahn dự định cần có nhiều cột chống đỡ
hơn cho kết cấu mái của các phòng triển lãm. Komendant đã sử dụng bê tông dự ứng
lực dày chỉ hơn 12cm để tạo ra những mái vòm phòng triển lãm mà chỉ cần 4 cột
chống ở bốn góc.
The Geren firm, which
had been asked to look for ways to keep costs low, objected that the cycloid vaults would
be too expensive and urged a flat roof instead. Kahn, however, insisted on a
vaulted roof, which would enable him to create galleries with a comforting,
room-like atmosphere yet with minimal need for columns or other internal
structures that would reduce the museum's flexibility. Eventually a deal was
struck whereby Geren would be responsible for the foundation and basement while
Komendant would be responsible for the upper floors and cycloid shells. Kahn
placed one of these shells at the front of each of the three wings as a porch
or portico to illustrate
how the building was constructed. The effect was, in his words, "like a
piece of sculpture outside the building." The vault roofs, which are
visible to approaching visitors, were covered with lead sheathing inspired by
the lead covering of the complexly curved roofs of the Doge's Palace and St. Mark's
Basilica in Venice, Italy.
Hãng
Geren, đơn vị được yêu cầu phải tìm mọi cách để giữ chi phí thấp, đã phản đối rằng
các mái vòm cycloid sẽ quá tốn kém và kêu gọi dùng mái bằng thay thế. Tuy nhiên
Kahn khẳng định là một mái vòm sẽ cho phép tạo ra các phòng trưng bày thoải mái
như đứng dưới bầu trời với số lượng tối thiểu các cột hay các kết cấu khác mà sẽ
làm giảm tính linh hoạt của bảo tàng. Cuối cùng một thỏa thuận đã được lập ra,
theo đó Geren sẽ chịu trách nhiệm cho phần móng và tầng hầm, trong khi
Komendant sẽ chịu trách nhiệm cho các tầng trên và vỏ mái cycloid. Kahn đã đặt
một trong những mái vòm ở phía trước của mỗi cánh làm thành mái hiên hoặc để
minh họa cho cách tòa nhà được xây dựng. Hiệu quả là, theo lời ông, "giống
như một mảnh điêu khắc bên ngoài tòa nhà." Những mái vòm mà khách tham
quan có thể nhận ran ngay khi đến gần bảo tàng được bao bọc bằng chì, theo cảm
hứng từ những mái cong phức tạp của Cung điện Doge và Nhà thờ St.Mark’s
Basilica ở Venice, Italy.
Although the
structure is based on a simple plan of unadorned, repeated forms, Kahn also
introduced variations on those basic forms and “themes.” The porticos at the
Kimbell’s entrance on the west side of the building first introduce the vault
to the approaching visitor and demonstrate the form’s versatility. Within the
Museum, visitors see that vaults cover the galleries, an auditorium, and the
Buffet Restaurant. Kahn also varied the size of the courtyards. The North
courtyard is 40 square feet, while the South courtyard is 20 square feet.
Mặc
dù cấu trúc này được dựa trên mặt bằng đơn giản không có trang trí, các hình thức
được lặp lại, nhưng Kahn đã tạo ra các biến thể từ những hình thức cơ bản và
"các yếu tố chủ đạo." Các mái cổng ở lối vào của bảo tàng Kimbell ở
phía tây đã giới thiệu về những mái vòm và trình diễn về sự linh hoạt của hình
thức cho khách tham quan ngay trước khi đi đến Bảo tàng. Bên trong bảo tàng,
khách tham quan có thể nhận ra các mái vòm bao trùm khu trưng bày như một thính
phòng hay một nhà hàng buffet. Kahn cũng đã thay đổi kích thước của các sân.
Sân phía Bắc rộng 3,7m2 , trong khi các sân phía Nam là 1,9 m2.
The “rooms” were
designed to relate to the visitor on an intimate level to enhance their
experience of the artworks on view. The space, in fact, was designed to be as
flexible as possible within the confines of the vaulted spaces. Moveable walls
can be attached to the soffits (the underside joint between arches) in
various configurations to best suit the Museum’s display needs.
Các
"căn phòng" được thiết kế để có sự liên hệ gần gũi với khách tham
quan để tăng cường cảm nhận của họ về các tác phẩm nghệ thuật khi tham quan.
Trên thực tế, các không gian đã được thiết kế linh hoạt nhất có thể trong giới
hạn bên dưới những mái vòm. Các bức tường di động có thể được gắn vào mặt dưới
(khớp nối bên dưới ở giữa các mái vòm) theo các cách khác nhau để phù hợp nhất
với nhu cầu trưng bày của Bảo tàng.
MATERIALS
VẬT LIỆU
“Natural materials
have a way of blending together.”—Louis I. Kahn
"Các
vật liệu tự nhiên có cách tự pha trộn được với nhau." - Louis I. Kahn
To make a structure
that will stand the test of time, architects choose materials that are strong
and durable, as well as pleasing to the eye. Kahn preferred simple forms and
natural materials. To achieve a sense of serenity and elegance in the Kimbell,
Kahn selected materials that complemented each other in tone and surface:
travertine, concrete, white oak, metal, and glass. Simple and unadorned, each
of these materials shows its innate character by its variation of texture.
Để
xây dựng một một công trình có thể đứng vững trước thử thách của thời gian, kiến
trúc sư lựa phải chọn các vật liệu bền, chắc cũng như đạt được thẩm mỹ. Kahn ưa
thích các hình thức đơn giản và vật liệu tự nhiên. Để tạo ra cảm giác thanh lịch
và sang trọng ở bảo tàng Kimbell, Kahn đã chọn các vật liệu tương hỗ nhau về sắc
độ và bề mặt như: đá, bê tông, gỗ sồi trắng, kim loại và thủy tinh. Đơn giản và
không trang trí, mỗi loại vật liệu bộc lộ các tính chất tự nhiên sẵn có của
mình theo sự biến đổi bố cục của chúng.
Concrete, according
to Kahn, was “a noble material if used nobly.” Revolutionizing the modern use
of materials, Kahn viewed concrete as both an aesthetic and structural choice.
In the Kimbell’s galleries, concrete vaults shimmer with light to create a
subtle luminosity that Kahn compared to a “silvery powdered moth’s wing.”
Reinforced concrete also supports the weight of the structure in the form of
vaults, walls, and piers. Creating the right look to the concrete was a matter
of serious importance to Kahn, who went to great lengths to select the proper
color (soft gray with lavender tones) determined by the mixture of sand and
cement. Numerous wall tests were poured and allowed to cure in the Texas sun
until they found the right surface qualities and perfect match for the soft
tones of the travertine. Kahn believed that buildings should tell the story of
how they were made and that incidents of the construction process should be
left as a visual record. Accordingly, when they occurred, marks from plywood
mold forms, bits of rubber, and air pockets remain for all to see (although the
workmen practiced to attain perfection).
Theo
Kahn, bê tông là "một vật liệu cao quý nếu nó được sử dụng một cách khéo
léo." Đột phá trong cách sử dụng hiện đại với các loại vật liệu, Kahn xem
bê tông cụ thể vừa là sự lựa chọn của kết cấu vừa là của thẩm mỹ. Trong các
phòng trưng bày của bảo tàng Kimbell, các mái vòm bằng bê tông tỏa ánh sáng mờ ảo
lung linh ạo ra một độ sáng tinh tế mà Kahn đã so sánh với một "cánh bướm
được phủ lớp bột bằng bạc." Bê tông cốt thép chịu lực của các kết cấu vòm,
tường, và cột chống. Tạo được cái nhìn đúng đắn về bê tông là một vấn đề hết sức
quan trọng đối với Kahn, người đã dày công tìm kiếm màu sắc thích hợp (màu xám
nhẹ với sắc xanh nhạt hơi pha đỏ) được tạo ra bằng hỗn hợp cát và xi măng. Một
số bức tường bê tông thử nghiệm đã được thi công và điều chỉnh ở Texas cho đến
khi họ đạt được đúng chất lượng bề mặt cần tìm và kết hợp hoàn hảo với các sắc
màu nhẹ nhàng của đá travertine. Kahn tin rằng công trình sẽ kể câu chuyện về
cách thức mà nó đã được xây dựng thực hiện và các lỗi trong quá trình xây dựng
nên được để lại như một dấu tích trực quan. Theo đó, khi chúng xảy ra, toàn bộ
những dấu vết của các ván khuôn gỗ ép, bịt cao su, và các túi khí vẫn còn lưu lại
cho mọi người thấy (mặc dù các công nhân hoàn thành công việc một cách hoàn hảo).
Travertine, on the
other hand, acts only as “in-fill” material. Kahn even called it wall paper.
(Glass and wood are also non-weight-bearing materials in the Museum.) The
travertine (a type of colored limestone) used for the Kimbell was imported from
Tivoli, near Rome, Italy. This material is riddled with irregularly shaped
holes left by gases and pieces of vegetation trapped in hardened layers of
calcium carbonate. Despite its “Swiss-cheese” texture, travertine is a durable
material and has been used since antiquity for countless buildings. Kahn was
deeply influenced by monuments and ancient ruins that he studied as a student
and sketched on his travels through Italy, Greece, and Egypt. In his own
buildings, Kahn used such materials as travertine to emulate the timeless and
monolithic qualities he so admired in those ancient structures. Over one
million pounds of travertine sheath much of the Kimbell’s interior and exterior
walls, gallery floors, porches, and stairs. These thin, rough-hewn pre-cut
slabs (5/8 inches thick) were shipped from Italy in 17 boatloads over nine
months. Fissures and openings were not filled. Every attempt was made to retain
the material’s natural appearance.
Mặt
khác, đá travertine chỉ đóng vai trò là vật liệu bổ trợ. Kahn thậm chí gọi đó
là tường bằng giấy. (Thủy tinh và gỗ này cũng không là vật liệu chính trong Bảo
tàng.) Đá travertine (một loại đá vôi màu) được sử dụng cho bảo tàng Kimbell được
nhập khẩu từ Tivoli, gần Rome, Italy. Vật liệu này có các lỗ thủng với hình dạng
bất thường do khí và các mảnh thảm thực vật bị mắc lại trong các lớp canxi
cacbonat đã hóa cứng. Mặc dù có cấu trúc kiểu "pho mát Thụy Sỹ", đá
travertine là một vật liệu bền và được sử dụng từ thời cổ đại cho rất nhiều các
công trình. Kahn đã chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các di tích cổ đại mà ông đã
nghiên cứu khi là một sinh viên và vẽ phác thảo trên chuyến đi đến Ý, Hy Lạp và
Ai Cập. Trong các công trình của mình, Kahn đã sử dụng các vật liệu như đá
travertine để mô tả những phẩm chất vượt thời gian và nguyên khối mà ông rất
ngưỡng mộ trong những cấu trúc cổ xưa. Hơn một triệu pound (đơn vị cân của nước
Anh, 453,6 tấn) đá travertine được dùng để ốp tường nội thất và ngoại thất tường,
sàn phòng trưng bày, tiền sảnh, cầu thang ở bảo tàng Kimbell. Những tấm đá thô,
mỏng (dày 1,6cm) được cắt sẵn và vận chuyển từ nước Ý bằng 17 chuyến tàu trong
hơn chín tháng. Những vết nứt và khe hở đã không được trám giấu đi. Họ đã nỗ lực
để giữ được vẻ tự nhiên của vật liệu.
Lead was selected for
the roof cover for its color, dull sheen, and discreet, natural appearance.
Because this soft metal ages quickly, Kahn believed that it would look
consistent with the travertine and concrete. In keeping with his palette of
warm and cool tonal harmonies, Kahn also selected white oak for the gallery
floors, doors, and cabinetry; anodized aluminum (a light-weight metal noted for
its high reflectivity that has been covered with a protective oxide coating)
for the soffits and reflectors; and mill-finished steel for windows and door
frames, elevators, and handrails, as well as in the kitchen, conservation
studio, and darkroom. The Kimbell’s uniquely shaped handrails are made of
folded metal, because Kahn preferred emphasizing the sheet quality of the
material instead of pretending that it was worked like a solid material, such
as wood.
Chì
được chọn để phủ lên mái để tạo ra màu sắc xám xịt của mái, với vẻ bên ngoài mộc
mạc, tự nhiên. Do kim loại mềm này sẽ bị xỉn nhanh chóng, Kahn tin rằng trông
nó sẽ tương thích với đá travertine và bê tông. Để giữ được sự hài hòa màu sắc
giữa nóng và lạnh, Kahn cũng đã lựa chọn gỗ sồi trắng cho các tầng trưng bày, cửa
ra vào, và tủ gỗ; nhôm mạ (phủ lớp oxit) cho các mặt dưới và các tấm phản xạ;
và thép đã gia công hoàn thiện trong nhà máy cho các cửa sổ, khung cửa, thang
máy, và tay vịn, cũng như trong nhà bếp, phòng lưu trữ, và buồng tối. Tay vịn của
bảo tàng Kimbell có hình dạng độc đáo được làm từ kim loại được uốn cong, vì
Kahn nhấn mạnh việc ưu tiên tính chất của tấm thay vì làm ra vẻ nó đã được làm
từ một vật liệu đặc giống như gỗ.
LIGHTS
ÁNH SÁNG
“No space,
architecturally, is a space unless it has natural light.”- Louis I. Kahn
"Không
gian là kiến trúc chỉ khi nào nó có ánh sáng tự nhiên." - Louis I. Kahn
A person’s experience
of an architectural space is shaped by many factors, including its scale,
proportions, plan, and use of materials. In many buildings, and especially at
the Kimbell Art Museum, light performs a crucial role—illuminating the space
and creating a mood. In his teachings and designs, Louis Kahn constantly
stressed the importance of light in relation to structure. Natural light,
“dynamic, ever-changing,” he preferred above all other sources of illumination.
Trải
nghiệm của một người trong một không gian kiến trúc được hình thành bởi nhiều yếu
tố, bao gồm cả quy mô, tỷ lệ, mặt bằng, và cách sử dụng vật liệu. Trong nhiều
công trình, và đặc biệt là tại Bảo tàng Nghệ thuật Kimbell, ánh sáng đóng một
vai trò rất quan trọng - chiếu sáng không gian và tạo nên giai điệu. Trong lý
thuyết và thiết kế của mình, Louis Kahn liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của
ánh sáng liên quan đến cấu trúc. Ánh sáng tự nhiên, "năng động, luôn thay
đổi," là thứ ông ưa thích trên tất cả các nguồn chiếu sáng khác.
Many museum designs
primarily rely on artificial lighting to prevent direct sunlight from damaging
priceless and delicate works of art. Kimbell director Richard Brown, however,
felt that natural light should be used to illuminate museum spaces so that
visitors may be able to relate to nature and the effects of changing weather
while inside the Kimbell. This type of lighting also enables the visitor to see
the work of art more similarly to the way it would have been viewed by its
creator, under conditions of natural light. Kahn and Brown met well on this
topic, which became the inspiration for Kahn’s concept of the cycloid vault with
“narrow slits to the sky” that allowed natural light to enter and transform the
space. However, the works of art are not illuminated entirely by natural light
- lamps bolster the daylight to give a mixture of natural and artificial light
that is ideal for viewing works of art.
Nhiều
thiết kế bảo tàng chủ yếu dựa vào ánh sáng nhân tạo để ngăn chặn ánh sáng mặt
trời trực tiếp sẽ làm hỏng tác phẩm tinh tế và vô giá của nghệ thuật. Tuy
nhiên, Giám đốc Kimbell Richard Brown thấy rằng ánh sáng tự nhiên nên được sử dụng
để chiếu sáng không gian bảo tàng giúp cho du khách có thể tiếp xúc với thiên
nhiên và cảm nhận sự thay đổi của thời tiết khi ở bên trong bảo tàng Kimbell.
Đây là loại ánh sáng cho phép khách tham quan chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật
tương tự như cách mà tác giả đã nhìn nó trong điều kiện ánh sáng tự nhiên. Kahn
và Brown có chung quan điểm về vấn đề này, đã tạo nguồn cảm hứng cho ý tưởng của
Kahn về các mái vòm cycloid với "khe hẹp liên thông với bầu trời" cho
phép ánh sáng tự nhiên đi xuống và biến đổi không gian. Tuy nhiên, không phải
các tác phẩm nghệ thuật được chiếu sáng hoàn toàn ánh sáng tự nhiên mà được
tăng cường bằng đèn chiếu, sự pha trộn giữa ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân
tạo làm cho điều kiện chiêm ngưỡng các các tác phẩm nghệ thuật trở nên hoàn hảo.
In order to allow
light to enter the space without endangering precious artworks, Kahn envisioned
a metal “reflector” or “shield” that would be placed directly beneath the
skylights to reflect sunlight onto the smooth, gray, curved surface of the
vault. As if by magic, the light would transform the surface, creating a
silvery luminosity that filtered down and filled the space below without
harming the Museum’s collection.
Để
ánh sáng ngoài trời đi vào không gian trưng bày mà không gây nguy hiểm cho tác
phẩm nghệ thuật quý giá, Kahn đã hình dung một "tấm phản xạ" hoặc
"lá chắn" bằng kim loại sẽ được đặt trực tiếp bên dưới cửa sổ trần để
phản xạ ánh ánh sáng mặt trời lên bề mặt màu xám, cong trơn tru của các các.
Như một phép màu, ánh sáng sẽ làm biến đổi bề mặt, tạo ra một ánh sáng màu bạc
được lọc và tràn xuống không gian bên dưới mà không làm tổn hại đến bộ sưu tập
của Bảo tàng.
Creating a natural
lighting system was challenging, and Kahn's office and the lighting designer Richard Kelly investigated over 100
approaches in their search for the proper skylight system. The goal was to
illuminate the galleries with indirect natural light while excluding all direct
sunlight, which would damage the artwork. Richard
Kelly, lighting consultant, determined that a reflecting screen made of
perforated anodized
aluminum with a specific curve could be used to distribute
natural light evenly across the cycloid curve
of the ceiling. He hired a computer expert to determine the exact shape of the
reflector's curve, making it one of the first architectural elements ever to be
designed with computer technology.
Tạo
ra một hệ thống chiếu sáng tự nhiên là một thách thức, văn phòng của Kahn và
nhà thiết kế ánh sáng Richard Kelly đã thử nghiệm hơn 100 cách tiếp cận trong
việc tìm kiếm các hệ thống tạo được ánh sáng tự nhiên một cách thích hợp. Mục
đích là để chiếu sáng phòng trưng bày bằng ánh sáng tự nhiên gián tiếp trong
khi loại trừ tất cả ánh sáng mặt trời trực
tiếp mà sẽ làm hỏng tác phẩm nghệ thuật. Richard Kelly, chuyên gia tư vấn chiếu
sáng, xác định rằng phản chiếu ánh sáng bằng một tấm ngăn làm bằng nhôm mạ điện
được làm cong với độ độ cong nhất định có thể được áp dụng để phân phối ánh
sáng tự nhiên đồng đều giữa các đường cong cycloid của trần nhà. Ông đã thuê một
chuyên gia máy tính để xác định hình dạng chính xác của các đường cong phản xạ,
làm cho nó trở thành một trong những bộ phận
kiến trúc đầu tiên được thiết kế bằng công nghệ máy tính.
For works of art that
require very low levels of light (drawings or Asian scroll paintings, for example),
black felt can be used to cover the skylights to further reduce the amount of
light reflected into the gallery.
Đối
với tác phẩm nghệ thuật yêu cầu cường độ sáng thấp (như bản vẽ hay tranh cuộn
châu Á), các cửa sổ trần sẽ được phủ bằng nỉ đen để giảm lượng ánh sáng phản xạ
vào trong phòng trưng bày.
Kahn incorporated
slender lunettes at either end of each vault for more light. The lunette also
acts as an important element that separates distinct parts of the structure and
is, in turn, shaped by those parts. Its underside echoes the cycloid, while the
topside is shaped by the concrete shell that thickens at its apex. Therefore,
the topside of each lunette expands at the bottom and becomes thinner at the
top. Light slots run along the entire bottom length of the vault to allow
indirect sunlight to enter Museum spaces.
Kahn
còn kết hợp với các khe mảnh hình bán nguyệt ở hai đầu của mỗi mái vòm để lấy
được nhiều ánh sáng hơn.. Các khe hình bán nguyệt cũng đóng vai trò là một yếu
tố quan trọng chia tách các phần riêng biệt của kết cấu và tại vị trí gãy góc
giữa những bộ phận đó. Cạnh bên dưới lặp lại dạng đường cycloid, trong khi cạnh
trên được tạo hình bởi tấm vỏ bê tông được làm dày hơn ở đỉnh. Do đó, các khe
hình bán nguyệt rộng ở hai đầu phía dưới và hẹp hơn ở đỉnh. Các khe sáng chạy dọc
theo toàn bộ chiều dài đáy mái vòm cho phép ánh sáng mặt trời gián tiếp đi vào
không gian Bảo tàng.
Kahn also designed
three courtyards, named after the kind of light that he anticipated that their
proportions, foliation, or sky reflections would give: Green, Yellow, and Blue
Courts. Visitors can easily recognize the Green Court, with its vine roofing,
or the Blue Court, with a splashing fountain that reflects sky and water off
its travertine enclosure. The large Yellow Court is situated next to the
Kimbell’s conservation studio.
Kahn
cũng đã thiết kế ba sân, được đặt tên theo loại ánh sáng mà ông dự đoán rằng tỷ
lệ, sự phân tách, hoặc sự phản chiếu trên bầu trời của chúng sẽ tạo ra các khoảng
sân: Sân màu Xanh lá cây, Sân màu Vàng, và Sân màu Xanh da trời. Khách tham
quan có thể dễ dàng nhận ra Sân màu Xanh lá cây với giàn mái các cây nho, hoặc
Sân màu Xanh da trời với một đài phun nước bắn tung tóe phản chiếu bầu trời và
nước tràn ra ngoài bờ thềm bằng đá travertine. Sân màu Vàng rộng lớn nằm bên cạnh
phòng lưu trữ của bảo tàng Kimbell.
David Brownlee and
David DeLong, authors of Louis I. Kahn: In The Realm of Architecture,
declare that "in Fort Worth, Kahn created a skylight system without peer
in the history of architecture." Robert McCarter, author
of Louis I. Kahn, says the entry gallery is "one of the most
beautiful spaces ever built," with its "astonishing, ethereal,
silver-colored light." Carter Wiseman, author of Louis I. Kahn:
Beyond Time and Style, said that "the light in the Kimbell gallery
assumed an almost ethereal quality, and has been the distinguishing factor in
its fame ever since."
David
Brownlee và David DeLong, tác giả của cuốn sách “Louis I. Kahn: Trong vương quốc
kiến trúc”, tuyên bố rằng "ở Fort Worth, Kahn đã tạo ra một hệ thống ánh
sáng tự nhiên mà không có đồng đẳng trong lịch sử kiến trúc." Robert
McCarter, tác giả của “Louis I. Kahn”, cho biết các lối vào phòng triển lãm là
"một trong những không gian đẹp nhất từng được xây dựng," vì vẻ đẹp
"đáng kinh ngạc, thanh tao, ánh sáng màu bạc" của nó. Carter Wiseman,
tác giả của “Louis I. Kahn: Vượt lên thời đại và phong cách”, nói rằng
"ánh sáng trong các phòng triển lãm của bảo tàng Kimbell đã mang một vẻ
thoát tục, và đã trở thành yếu tố đặc trưng cho sự nổi tiếng của bảo tàng.
In areas without art,
such as the lobby, cafeteria and library, the entire reflector is perforated,
making it possible for people standing beneath to glimpse passing clouds. In
the gallery spaces, the central part of the reflector, which is directly
beneath the sun, is solid. The concrete surfaces of the ceiling were given
a high finish to further assist the reflection of the light. The end
result is that the strong Texas sun enters a narrow slot at the top of each
vault and is evenly reflected from a curved screen across the entire arc of the
polished concrete ceiling, ensuring a beautiful distribution of natural light
that had never before been achieved.
Trong khu vực không trưng bày nghệ thuật, như
sảnh, phòng ăn, thư viện, toàn bộ các tấm phản xạ được khoét thủng, làm cho người
đứng bên dưới có thể ngắm nhìn những đám mây trôi qua. Trong không gian trưng
bày nghệ thuật, phần giữa của các tấm phản xạ, là nơi mặt trời chiếu sáng trực
tiếp, là phần đặc. Bề mặt bê tông của các mái vòm được hoàn thiện kỹ lưỡng để
tiếp tục phản xạ ánh sáng. Kết quả cuối cùng là ánh sáng mặt trời chói chang của
vùng Texas đi vào một khe hẹp ở đỉnh của mỗi mái vòm và được phản xạ đều lên
toàn bộ mái vòm, điều mà chưa ai từng làm được trước đó.